THỐNG KÊ & CNTT
SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN
Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt khâu đột phá trong năm 2018
Năm 2018 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI. Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt phương châm của Ngành: “Đoàn kết, đổi mới - Trách nhiệm, kỷ cương - Thực chất, hiệu quả”; quán triệt thực hiện Chỉ thị, Kế hoạch của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Kế hoạch công tác năm 2018 của đơn vị. Trong năm Ban lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng đề ra nhiều giải pháp, xây dựng, tổ chức, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu nghiệp vụ đề ra nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; không để phát sinh chuyên đề án đình chỉ điều tra do không phạm tội, Tòa án tuyên không phạm tội và hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp đồng thời nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa và nâng cao kháng nghị phúc thẩm ngang cấp.
Đồng chí Phan Văn Tùng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khâu đột phá
Qua kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ cũng như theo dõi các chuyên đề trong năm 2017 tập thể Ban lãnh đạo Viện nhận thấy bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt trong năm thì vẫn phát sinh một số hạn chế, thiếu sót như: Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung, chất lượng, và tỷ lệ kháng nghị ngang cấp không cao. Qua phân tích, đánh giá nguyên nhân còn để phát sinh những hạn chế nêu trên là do Kiểm sát viên chưa chủ động đề ra bản yêu cầu xác minh tin báo, yêu cầu điều tra vụ án, một số bản yêu cầu xác minh, yêu cầu điều tra còn mang tính lập khuôn, hình thức và chưa đạt theo yêu cầu. Chất lượng tham gia một số phiên tòa dân sự không cao, một một số bài phát biểu của Kiểm sát viên chưa đi vào chiều sâu, chưa chuẩn bị kỹ đề cương xét hỏi cũng như dự kiến các trường hợp phát sinh tại phiên tòa; do đó Kiểm sát viên dễ bị động và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tham gia phiên tòa cũng như kịp thời phát hiện các vi phạm để ban hành kiến nghị, kháng nghị.
Để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi từng Kiểm sát viên được phân công từng nhiệm vụ cụ thể phải chủ động nhiều hơn trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, cụ thể đối với công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự; Kiểm sát viên phải chủ động trong các hoạt động nghiệp vụ trong đó cần nâng cao chất lượng, số lượng bản yêu cầu xác minh và yêu cầu điều tra nhằm định hướng cho Điều tra viên bám sát vào đó để tiến hành điều tra, theo kế hoạch điều tra, trong quá trình điều tra vụ án Kiểm sát viên bán sát yêu cầu điều tra kịp thời trao đổi bổ sung yêu cầu điều tra tạo thuận lợi hơn cho Điều tra viên trong suốt quá trình điều tra vụ án. Đối với công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân, gia đình, hành chính kinh doanh thương mại, lao động đồi hỏi Kiểm sát viên cần phải chủ động nghiên cứu hồ sơ và quan trọng nhất là phải đảm bảo chất lượng của bài phát biểu, đề cương xét hỏi cũng như dự kiến trước các tình huống phát sinh tại phiên tòa.
Bởi các lẽ trên, Lãnh đạo Viện chọn, thực hiện khâu đột phá trên lĩnh vực hình sự “Nâng cao chất lượng bản yêu cầu điều tra nhằm đảm bảo giải quyết các vụ án hình sự đúng theo quy định pháp luật” và Bộ phận dân sự chọn, thực hiện khâu đột phá“Nâng cao chất lượng bài phát biểu tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm góp phần giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật tuân thủ đúng quy định” để thực hiện trong năm, cụ thể:
- Đối với bản yêu cầu điều tra: Trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành Lãnh đạo Viện yêu cầu Kiểm sát viên kịp thời ban hành bản yêu cầu điều tra đối với 100% vụ án Cơ quan điều tra khởi tố chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát hoặc phê chuẩn. Khi xem xét ký phê chuẩn nếu hồ sơ không kèm theo bản yêu cầu điều tra, thì yêu cầu Kiểm sát viên bổ sung để phê duyệt. Do đó, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra đều nghiên cứu kỹ hồ sơ và kịp thời đề ra bản yêu cầu điều tra, nội dung yêu cầu điều tra đảm bảo sát đúng với nội dung vụ án. Trong quá trình điều tra, Kiểm sát viên đã chủ động nắm bắt những nội dung mới phát sinh để trực tiếp trao đổi hoặc bổ sung nội dung yêu cầu điều tra, tạo thuận lợi cho Điều tra viên điều tra vụ án đúng tiến độ, đảm bảo tính chính xác và toàn diện.
Đối với những vụ án có tính chất đơn giản thì Lãnh đạo chỉ đạo Kiểm sát viên đề ra bản yêu cầu điều tra định hướng cho Điều tra viên kết thúc vụ án sớm nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết án; đối với những vụ án có tính chất phức tạp thì yêu cầu Kiểm sát viên trước khi ra bản yêu cầu điều tra phải nghiên cứu kỷ vụ án, xem xét cần thu thập thêm chứng cứ gì, dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra để đảm bảo cho việc truy tố.
Trong mỗi bản yêu cầu điều tra, trước khi kết thúc điều tra 10 ngày Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên chuyển hồ sơ cho Kiểm sát viên nghiên cứu để xem xét việc thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát, quá trình nghiên cứu nếu thấy Điều tra viên thực hiện không đầy đủ theo yêu cầu thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên tiếp tục thực hiện. Trong quá trình điều tra Kiểm sát viên báo cáo tiến độ, khó khăn vướng mác kịp thời cho lãnh đạo hoặc những vấn đề cần trao đổi thống nhất liên ngành.
Đối với Lãnh đạo thường xuyên theo dõi, nắn rõ các nội dung yêu cầu điều tra, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu điều tra của từng Kiểm sát viên, kịp thời uống nắng những bản yều cầu điều tra chưa sát với nội dung vụ án từ đó chất lượng điều tra, truy tố ngày được nâng cao.
Trong qua trình quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai, thực hiện khâu đột phá trên chất lượng bản yêu cầu điều tra từng bước được nâng lên, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự được chuyển biến rõ nét, không để xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra do không phạm, Tòa án tuyên không phạm tội, trả điều tra bổ sung hoặc phải gia hạn thời hạn điều tra không cấn thiết, đặc biệt là không để phát sinh trường hợp Toa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, đây là trường hợp hằng năm phát sinh khi chưa chọn khâu đột phát này.
- Thứ hai đối với bài phát biểu: Bài phát biểu của Kiểm sát viên là việc Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát phát biểu tình hình chấp hành pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật được nghiêm chỉnh, thống nhất. Khi Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực thi hành đối với bài phát biểu Kiểm sát viên ngoài phát biểu những nội dung nêu trên còn phải phát biểu về nội dung vụ án.
Qua công tác quản lý, chỉ đạo điều hành Lãnh đạo Viện nhận thấy để nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì trước hết phải nâng cao chất lượng của bài phát biểu của Kiểm sát viên, nhằm phát hiện những thiếu sót trong quá trình tố tụng của Thẩm phán để thực hiện thẩm quyền kháng nghị, kiến nghị theo quy định. Khi Kiểm sát viên báo cáo án với Lãnh đạo Viện, trong hồ sơ báo cáo án của Kiểm sát viên phải có dự thảo bài phát biểu, kèm theo đề cương xét hỏi và dự kiến các tình tiết phát sinh tại phiên tòa để Lãnh đạo Viện xem xét duyệt án; không xem xét duyệt án của Kiểm sát viên khi Kiểm sát viên chưa dự thảo bài phát biểu, đề cương xét hỏi và dự kiến các tình tiết phát sinh tại phiên tòa gửi cho Lãnh đạo Viện.
Trong thực hiện tốt giải pháp trên lãnh đạo đơn vị nhận thấy trách nhiệm của từng cán bộ, Kiểm sát viên từng bước được nâng lên. Quá trình duyệt án tất cả các hồ sơ Kiểm sát viên trình Lãnh đạo Viện đều đảm bảo theo yêu cầu, nhiều bài phát biểu của Kiểm sát viên được đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, đạt chất lượng tốt; việc đánh giá, phân tích, lập luận có tính thuyết phục, kịp thời bổ sung các tình huống xảy ra tại phiên tòa. Do đó khi tham gia xét xử tại phiên tòa Kiểm sát viên sẽ chủ động hơn, xử lý tốt các tình huống mới phát sinh tại phiên tòa, kết quả giải quyết vụ án được các bên tham gia phiên tòa đánh giá cao. Từ đó, kiểm sát chặt chẽ quá trình giải quyết của Tòa án từ khi thụ lý vụ án đến khi xét xử; kịp thời phát hiện được những vi phạm tố tụng của Tòa án; thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện Kiểm sát; đề xuất quan điểm giải quyết vụ án phù hợp, có căn cứ, được Tòa án chấp nhận và kết quả kháng nghị phúc thẩm được chấp nhận 100%.
Qua một năm thực hiện tốt hai khâu đột phá trên, công tác thực hành quyền công tố, Kiểm sát hoạt động tư pháp của đơn vị đạt được những kết quả như sau:
- Thứ nhất về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự
Tỷ lệ giải quyết tin báo đạt trên 92%, kịp thời đề ra 235/235 yêu cầu kiểm tra, xác minh nguồn tin báo; trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận thụ lý, giải quyết tố giác tin báo tại Cơ quan điều tra 01 cuộc, ban hành 01 kết luận và ban hành 01 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm được chấp nhận.
Tỷ lệ tạm giữ, tạm giam chuyển xử lý hình sự đạt 100%; tỷ lệ giải quyết án điều tra đạt 89,2%; kịp thời đề ra 122/122 bản yêu cầu điều tra; ban hành 01 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra và tỷ lệ giải quyết án tại Viện kiểm sát đạt 100%.
Tỷ lệ giải quyết án tại Tòa án đạt 96,7%; ban hành 01 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Nhìn chung tất cả kết luận, kiến nghị đều được các cơ quan tư pháp trả lời chấp nhận bằng văn bản. Ngoài ra việc chọn án điểm, án rút gọn, phiên tòa rút kinh nghiệm, cũng được quan tâm thực hiện đều vượt so với chỉ tiêu đề ra và không để phát sinh trường hợp Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
- Thứ hai về công tác kiểm sát hoạt động tư pháp
Do thực hiện tốt khâu đột phá nên tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm ngang cấp đạt trong năm đạt 100%; tỷ lệ giải quyết việc thi hành án dân sự đạt trên 76%; tỷ lệ giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát đạt 100%. Trong năm tiến hành tổ chức và kiểm sát trực tiếp công tác thi hành án dân sự 02 cuộc tại Chi cục thi hành án dân sự cùng cấp, 01 cuộc về khiếu tố tại cơ quan điều tra và ban hành 03 kết luận, 03 kiến nghị và 01 quyết định giải quyết khiếu nại hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Nhìn chung các kết luận, kiến nghị đều được các cơ quan cùng cấp trả lời chấp nhận bằng văn bản.
Đồng chí Trần Phương Hồng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng báo cáo một số kết quả đạt được trong năm 2018
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế, cụ thể:
- Một số bản yêu cầu điều tra chưa sát với nội dung vụ án, còn chung chung dẫn đến Điều tra viên khó thực hiện; chất lượng Kiểm sát viên chưa đồng đều dẫn đến chất lượng các yêu cầu điều tra chưa cao.
- Một số bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa chất lượng còn chưa đạt so với yêu cầu, thường theo mẫu, chưa có tính sáng tạo, Kiểm sát viên khi tham gia giải quyết vụ án chưa chủ động bổ sung kịp thời các tình tiết tại phiên tòa vào bài phát biểu.
Phát huy những kết quả đạt được trong việc thực hiện tốt hai khâu đột phát trong năm 2018; Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng đề ra một số nội dung thực hiện tốt khâu đột phá năm 2019 với những nội dung như sau:
- Triển khai thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tỉnh, Chỉ thị của Thành ủy và Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Sóc Trăng.
- Ban lãnh đạo viện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo chọn những khâu công tác còn hạn chế trong năm làm khâu đột phá, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ của Kiểm sát viên; định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện khâu đột phá đã chọn và thực hiện tốt các quy định của ngành về Quy chế công tác.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết án hình sự; kịp thời phát hiện vi phạm và kiên quyết kiến nghị, kháng nghị để yêu cầu khắc phục; phối hợp xây dựng án điểm, tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nâng cao tranh tụng của Kiểm sát viên.
- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” gắn với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; phát động kịp thời, đầy đủ các phong trào thi đua theo hướng dẫn của cấp trên.
Bùi Văn Bảo
Tin liên quan
TIN MỚI NHẤT
KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ VÀ HDNV
- Kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa (28-10-2021)
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (20-10-2021)
- V/v hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm sở hữu (06-10-2021)
- Hướng dẫn yêu cầu điều tra về tình tiết khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51, điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS (24-09-2021)
- Giải đáp khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết vụ án hình sự trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (24-09-2021)
THÔNG BÁO
- Thông báo kết quả phúc khảo và công nhận kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát ngành KSND năm 2024 (12-03-2025)
- Quyết định về việc giao dự toán tiền lương, quỹ tiền thưởng của biên chế năm 2025 (27-12-2024)
- Thông báo nội dung ôn tập kỳ thi tuyển công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024 (18-11-2024)
- Thông báo về việc tuyển dụng công chức nghiệp vụ Kiểm sát ngành Kiểm sát nhân dân năm 2024 (11-11-2024)
- Thông báo điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát năm 2024 (31-10-2024)