THỐNG KÊ & CNTT
SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN
Trực tiếp kiểm sát công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm tại Công an xã, phường, thị trấn: Biện pháp hiệu quả góp phần phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm
Trực tiếp kiểm sát công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm tại Công an thị trấn Long Phú
Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 06 tháng 12 năm 2013 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, xem công tác kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết đối với toàn bộ tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; thường xuyên hoặc đột xuất kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống oan sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận thẩm quyền của Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Giai đoạn từ khi Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an tiếp nhận cho đến khi chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết có thể hiểu là một giai đoạn trong tố tụng hình sự; các tài liệu, chứng cứ mà Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thu giữ, xác minh sơ bộ được xem là chứng cứ chứng minh nếu được thực hiện theo đúng quy định.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm đồng thời thực hiện một số hoạt động như lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ (riêng Công an xã chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn là lấy lời khai ban đầu) và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Ngoài ra khoản 6 Điều 9 Pháp lệnh Công an xã năm 2008 còn quy định Công an xã có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra người, đồ vật, giấy tờ tùy thân, thu giữ vũ khí, hung khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang; tổ chức cấp cứu nạn nhân, bảo vệ hiện trường và báo cáo ngay cho cơ quan có thẩm quyền; lập hồ sơ ban đầu, lấy lời khai người bị hại, người biết vụ việc, thu giữ, bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công an; cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng, thông tin thu thập được và tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý vụ việc.
Thực tiễn trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho thấy, cơ quan Công an xã, thị trấn trên địa bàn huyện là nơi trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm nhiều nhất (chiếm hơn 90% tổng số tố giác, tin báo về tội phạm thụ lý, giải quyết tại Cơ quan điều tra Công an huyện hàng năm). Do đó, việc tiếp nhận và xử lý sơ bộ các thông tin ban đầu tố giác, tin báo về tội phạm của Công an xã, phường, thị trấn ảnh hưởng nhiều vào công tác giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, ví dụ như không thu giữ hung khí, vũ khí của người có hành vi vi phạm pháp luật quả tang, bảo quản vật chứng không theo đúng quy định dẫn đến hư hỏng, mất mát hoặc không lấy lời khai ban đầu người biết vụ việc, hoặc chậm chuyển tố giác, tin báo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định,…dẫn đến khó khăn cho việc xác định, chứng minh hành vi phạm tội.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Phú đã tiến hành trực tiếp kiểm sát công tác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm tại 02 cơ quan Công an thị trấn trên địa bàn huyện vào tháng 8 năm 2018, qua đó đã phát hiện kịp thời một số thiếu sót, vi phạm như phân loại nguồn tin không đúng quy định; không có biên bản giao nhận giữa cơ quan chuyển và nhận tố giác, tin báo; vi phạm về thời hạn chuyển giao cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền, qua đó đã ban hành kết luận, kiến nghị khắc phục kịp thời các vi phạm.
Có thể thấy, hoạt động của Viện kiểm sát về việc trực tiếp kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn để phát hiện kịp thời các thiếu sót, vi phạm và có biện pháp tác động, khắc phục là một trong những biện pháp giúp cho việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội./.
Lê Hồng Như
Tin liên quan
TIN MỚI NHẤT
KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ VÀ HDNV
- Kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa (28-10-2021)
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (20-10-2021)
- V/v hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm sở hữu (06-10-2021)
- Hướng dẫn yêu cầu điều tra về tình tiết khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51, điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS (24-09-2021)
- Giải đáp khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết vụ án hình sự trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (24-09-2021)
THÔNG BÁO
- Thông báo tuyển hợp đồng nhân viên Bảo vệ (06-01-2022)
- Thông báo tuyển hợp đồng nhân viên lái xe (19-11-2021)
- CV 2733/UBND-VX ngay 28/10/2021 ve viec phong ngua lay nhiem Covid-19 trong can bo, cong chuc, vien chuc, nguoi lao dong (28-10-2021)
- Thông báo tuyển hợp đồng nhân viên Bảo vệ, Tạp vụ (10-03-2021)
- Công văn số 857/VKS-VP V/v thông báo kết quả xét, đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm 2020 (20-11-2020)