Để có trải nghiệm tốt hơn trên trên trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Sóc Trăng, bật JavaScript trong trình duyệt của bạn
Bật javasrcipt trình duyệt Chrome Bật javasrcipt trình duyệt IE
chi tiết tin

Một suy nghĩ về tính phản ánh dấu vết hình sự

Dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất, hình thành và tồn tại trong mối quan hệ tất yếu với sự việc mang tính hình sự, cần được phát hiện, thu thập, đánh giá và sử dụng trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Ở đây, chỉ nói về một khía cạnh thuộc tính phản ánh của dấu vết. Tức là sự phản ánh đặc điểm bề ngoài của một vật (vật tạo dấu vết) lên một vật khác (vật tiếp nhận dấu vết) do hành vi phạm tội gây ra (dấu vân tay, vân chân, dấu giày, quần áo, răng, đường xe chạy vv…). Trên vật tiếp nhận dấu vết có thể phản ánh các đặc điểm như hình dạng, kích thước, đặc điểm bề mặt của vật tạo dấu vết. Trên cơ sở các dấu vết này Giám định viên hình sự có thể thực hiện việc đồng nhất chúng với một vật cụ thể khác.

Ví dụ: tại hiện trường thu được một nhóm dấu vân tay. Sau khi bắt được nghi can, họ lấy dấu vân tay của anh ta để gửi đi trưng cầu giám định. Giám định viên sẽ so sánh dấu vân tay đó với dấu vân tay thu được ở hiện trường. Nếu cho kết quả trùng nhau (đồng nhất) thì tức là nghi can đã từng ở hiện trường.

Loại dấu vết này còn có thể cho biết về khoảng thời gian chúng được hình thành. Trên cơ sở đó có thể biết được tại thời điểm gây án nghi can có mặt ở hiện trường hay không. Từ đó khẳng định trong khoa học điều tra hình sự, dấu vết vật chất luôn là “người chỉ đường” tin cậy nhất, nếu ta tôn trọng chúng và nắm vững quy luật tồn tại, tác động cũng như biến đổi của chúng, xét mối quan hệ hình thành và tác động qua lại của dấu vết, đặc điểm từng loại dấu vết đối với từng đối tượng bị tác động, nhưng chúng ta phải loại trừ các yếu tố tác động của môi trường có thể làm sai lệch đến qui luật tác động khách quan của dấu (như mưa, gió, côn trùng,…).

Nhưng xét về giá trị thông tin, thì chưa biết dấu vết nào của vật mang dấu vết (bị tác động) được xem là chứng cứ. Khi mỗi vụ việc mang tính hình sự (có dấu hiệu hình sự) thì tất yếu sẽ xảy ra và tồn tại dấu vết lên vật bị tác động. Trong đó dấu vết nó sẽ tồn tại những giá trị thông tin về dấu vết hình sự để truy nguyên đối tượng tạo vết - nghi can trong điều tra vụ án hình sự.

Khoa học hình sự đã định hướng cho chúng ta cách tiếp cận, sử dụng cũng như giá trị bất dịch của dấu vết hình sự. Tuy nhiên, để nó được xem là chứng cứ sử dụng để chứng minh tội phạm cần phải được phát hiện, thu thập xử lý, bảo quản…theo một trình tự nghiêm ngặt của pháp luật hình sự, cụ thể là phải hiểu và thực hiện đúng các Điều 86 BLTTHS năm 2015: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” và Điều 89 BLTTHS năm 2015: “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” và trình tự thu thập vật chứng theo quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2015: “Phải được thu thập kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh, có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản theo quy định của pháp luật”.

 

Nguyễn Kiến Thức - Kiểm sát viên


Tin liên quan

» Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
» Phòng 9 VKSND tỉnh thực hiện tốt công tác kháng nghị, kiến nghị
» Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát, sửa bản án sơ thẩm
» Kiến nghị thu hồi các quyết định thi hành án, quyết định giải tỏa tài sản của người phải thi hành án
» Hiệu quả từ phiên tòa rút kinh nghiệm đối với công tác tự đào tạo của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trần Đề