Hoạt Động
THỐNG KÊ & CNTT
SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN
Thanh Tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng - Lịch sử hình thành và phát triển
(Ngày đăng: 16/8/2018)
Trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân luôn được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao quan tâm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo. Vị trí, vai trò, hình ảnh của Thanh tra VKSND ngày càng được khẳng định.
Ngày 13/7/1987, Viện trưởng VKSND tối cao đã ký Quyết định số 15/QĐ-TC thành lập Ban Thanh tra Ngành thuộc VKSND tối cao, đánh dấu sự ra đời của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Cùng với việc quyết định thành lập Ban Thanh tra, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành quy định về nhiệm vụ của Ban Thanh tra. Ban Thanh tra có nhiệm vụ giúp Viện trưởng VKSND tối cao tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra trong nội bộ ngành Kiểm sát về những vấn đề cần thiết không thuộc trách nhiệm kiểm tra định kỳ và tổ chức thanh tra về những việc đột xuất do Viện trưởng VKSND tối cao giao cho xảy ra ở các VKSND địa phương hoặc cơ quan VKSND tối cao. Nội dung thanh tra là những vấn đề chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao; việc thực hiện dân chủ, kỷ luật, giữ gìn phẩm chất đạo đức của cán bộ, Kiểm sát viên; việc chấp hành quy chế kiểm sát, quy chế nghiệp vụ.
Ngày 17/9/1992, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế số 08/TT-TC quy định về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra Ngành VKSND tối cao, đánh dấu một mốc mới trong quá trình hình thành và phát triển của Ban Thanh tra.
Ngày 08/4/1995, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quy chế số 16/TT-TC về tổ chức, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của Ban Thanh tra thay Quy chế số 08/TT-TC.
Ngày 31/3/2000 Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 19/QĐ/TT kèm theo quy chế về chức trách, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, Quy chế cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác Thanh tra. Nhiệm vụ của Ban Thanh tra trong thời kỳ này được xác định rõ hơn cả về đối tượng và nội dung thanh tra, trong đó đối tượng chính của công tác thanh tra là Lãnh đạo VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Kiểm sát viên VKSND tối cao, Điều tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp, cán bộ cấp vụ thuộc VKSND tối cao có dấu hiệu vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật và những đơn khiếu nại về hành chính, khiếu nại về kỷ luật cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngày 06/4/2005, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ/VKSTC-TTr kèm theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nhằm tăng cường năng lực của Ban Thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn này.
Để từng bước kiện toàn Ban Thanh tra, tháng 01/2010, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 08/QĐ/VKSTC-V9 về việc thành lập bộ máy cấp Phòng thuộc Ban Thanh tra. Bên cạnh những nhiệm vụ được kế thừa như: Thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Ban Thanh tra được Viện trưởng VKSND tối cao giao các nhiệm vụ mới: Theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết đơn thư tố cáo về tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Ban Thanh tra và những vụ việc Ban Thanh tra chuyển đến các đơn vị, địa phương trong Ngành. Tham gia đôn đốc việc kiểm điểm đối với các đơn vị, cá nhân trong Ngành có sai phạm thuộc thẩm quyềm xử lý của VKSND tối cao.
Trước yêu cầu đổi mới và tăng cường công tác thanh tra trong nội bộ Ngành, theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, ngày 16/8/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của VKSND tối cao, theo đó Ban Thanh tra đổi tên là Thanh tra VKSND tối cao, chức vụ Trưởng Ban Thanh tra được đổi là Chánh Thanh tra và Phó Trưởng Ban Thanh tra đổi thành Phó Chánh Thanh tra.
Ngày 01/3/2013, để triển khai thực hiện Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng VKSND tối cao đã ký Quyết định số 72/QĐ-VKSTC-TTr ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND tối cao.
Tính đến cuối năm 2013, Thanh tra VKSND luôn được củng cố nhưng chỉ mới thành lập tại VKSND tối cao, chưa được thành lập tại VKSND cấp tỉnh dẫn đến việc triển khai các nhiệm vụ công tác thanh tra còn hạn chế; Thanh tra chưa phát huy hết vai trò là đơn vị tham mưu đắc lực cho Viện Trưởng, “cánh tay nối dài” của Viện trưởng, giúp Lãnh đạo tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Trước thực trạng tổ chức của Thanh tra, đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013 về củng cố, kiện toàn hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao ra đời là một điểm nhấn quan trọng, tạo ra một bước phát triển mới đối với Thanh tra VKSND các cấp, Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, Thanh tra được thành lập tại VKSND cấp cao (nằm trong phòng Tổ chức cán bộ, Thanh tra và thi đua khen thưởng), 08 VKSND cấp tỉnh, 55 VKSND cấp tỉnh thành lập Tổ Thanh tra, có 02 biên chế thuộc Phòng Tổ chức cán bộ.
Theo Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao thì VKSND tỉnh Sóc Trăng là một trong 55 đơn vị VKSND cấp tỉnh thành lập Tổ Thanh tra. Trên cơ sở Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ và Công văn số 54/VKSTD-TTr ngày 24/02/2013 của Chánh Thanh tra VKSND tối cao, ngày 28/3/2014 Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 44/QĐ-VKS-TCCB về việc thành lập Tổ Thanh tra cấp tỉnh thuộc Phòng Tổ chức cán bộ, gồm 02 biên chế, trong đó đồng chí Phó Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ phụ trách Tổ Thanh tra. Với nhiệm vụ, quyền hạn là giúp Viện trưởng VKSND tỉnh trong việc:
- Thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với VKSND cấp huyện và các Phòng nghiệp vụ thuộc VKSND cấp tỉnh;
- Thanh tra về công tác tổ chức cán bộ; công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được Nhà nước cấp; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện quy chế dân chủ và các việc khác khi được Viện trưởng VKSND cấp tỉnh giao.
- Thanh tra đột xuất về việc chấp hành nội vụ đối với công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật, kỷ luật nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh.
Về quyền hạn, Thanh tra VKSND cấp tỉnh thực hiện các hoạt động thanh tra đối với: Đơn vị cấp phòng thuộc VKSND cấp tỉnh; VKSND cấp huyện; Lãnh đạo từ cấp Phòng trở xuống và công chức, người lao động trong cơ quan VKSND cấp tỉnh; Lãnh đạo VKSND cấp huyện và công chức, người lao động trong cơ quan VKSND cấp huyện; một số trường hợp khác theo chỉ đạo của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh.
Tuy mới được thành lập còn gặp nhiều khó khăn trong công tác cũng như về biên chế nhưng công chức của Thanh tra VKSND tỉnh Sóc Trăng đã không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu các văn bản quy định về công tác thanh tra cũng như các lĩnh vực công tác khác nhằm hoàn thành nhiệm vụ của Ngành cũng như của đơn vị. Bên cạnh đó còn được quan tâm của Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Viện đã động viên, tạo điều kiện để công chức Thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao, thật sự là “cánh tay nối dài” của Viện trưởng.
Để tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Thanh tra VKSND cấp tỉnh, ngày 24/02/2017, Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/BCSĐ cho chủ trương thành lập Thanh tra thuộc VKSND cấp tỉnh (tương đương cấp phòng). Đến ngày 20/3/2017 Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Quyết định số 19/QĐ-VKSTC về việc thành lập Thanh tra (tương đương cấp phòng) thuộc VKSND tỉnh Sóc Trăng, kể từ ngày 01/4/2017. Như vậy, đến ngày 01/4/2017 VKSND tỉnh Sóc Trăng là một trong 40 đơn vị được thành lập Thanh tra chuyên trách (tương đương cấp phòng) theo Quyết định số 19 ngày 20/3/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao. Xác định rõ công tác Thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, là cánh tay nối dài của Viện trưởng. Nên sau khi có quyết định thành lập, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo VKSND tỉnh Sóc Trăng đã lựa chọn những đồng chí Kiểm sát viên, Kiểm tra viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt để làm công tác thanh tra. Hiện tại biên chế Thanh tra có 03 đồng chí gồm: 01 đồng chí Kiểm sát viên trung cấp giữ chức vụ Chánh Thanh tra, 01 đồng chí Kiểm sát viên sơ cấp giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra và 01 đồng chí Kiểm tra viên.
Tập thể Thanh tra VKSND tỉnh Sóc Trăng (đ/c Vũ Phương Liên - Chánh thanh tra (giữa), đ/c Tô Hoàng Ơn - Phó Chánh thanh tra (bên phải) và đ/c Trần Minh Luân - Kiểm tra viên Thanh tra VKSND tỉnh (bên trái))
Thanh tra VKSND tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Viện trưởng VKSND tỉnh.
Nội dung công tác thanh tra theo Điều 6 Quy chế công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân:
- Thanh tra về hoạt động nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (gọi chung là Thanh tra nghiệp vụ)
- Thanh tra về hoạt động công vụ, nội vụ, việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhung, lãng phí và việc thực hiện Quy chế dân chủ của VKSND theo sự phân công của Viện trưởng cấp mình (gọi chung là Thanh tra hành chính)
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật, kỷ luật nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của công chức, viên chức và người lao động trong Ngành (gọi chung là Giải quyết khiếu nại, tố cáo).
Về đối tượng thanh tra theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Quy chế công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân:
- Các đơn vị cấp Phòng và tương đương thuộc VKSND cấp tỉnh; VKSND cấp huyện; các đơn vị cấp Phòng thuộc VKSND cấp huyện;
- Công chức giữ chức vụ quản lý cấp Phòng và tương đương; Lãnh đạo VKSND cấp huyện và công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh.
Kể từ khi được thành lập Thanh tra luôn xác định mục tiêu hoạt động của Thanh tra là phòng ngừa vi phạm, phát huy nhân tố tích cực, lấy phương châm “trị bệnh cứu người” là chủ yếu nhằm góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh, công chức làm công tác Thanh tra phải vừa xây dựng Ngành vừa bảo vệ Ngành chứ không phải để “bới lông tìm vết” rồi đề nghị Lãnh đạo Viện xử lý. Người có khuyết điểm, khi được Thanh tra chỉ ra, đã nhìn nhận nghiêm túc khuyết điểm của mình, tích cực sửa chữa, cầu thị tiến bộ thì tạo điều kiện để người đó tu dưỡng, phấn đấu hoàn thiện bản thân. Tập thể, cá nhân không làm hết trách nhiệm, để xảy ra vi phạm nghiêm trọng, nhưng khi yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm thì quanh co, đỗ lỗi cho khách quan, không khắc phục khuyết điểm thì kiên quyết đề nghị Lãnh đạo Viện xử lý nghiêm khắc.
Tuy mới được thành lập nhưng trong quá trình hoạt động, Thanh tra từng bước đổi mới phương pháp thanh tra để đáp ứng yêu cầu trong công tác tham mưu Lãnh đạo Viện về công tác quản lý trong từng giai đoạn. Hiện nay đang tập trung công tác thanh tra nghiệp vụ, thanh tra đột xuất theo Chỉ thị số 08/CT-VKSTC ngày 28/11/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao. Thanh tra không chạy theo số lượng, hình thức mà cần chất lượng, làm một việc mà tốt, có hiệu quả còn hơn làm nhiều việc nhưng không đạt hiệu quả gì. Đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng theo quy trình, chính xác, khách quan, kết luận trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được, đảm bảo thời hạn theo pháp luật quy định, trong đó chú trọng đơn thư nặc danh, đưa tin bịa đặt gây mất đoàn kết nội bộ. Chú trọng tiến hành kiểm tra việc thực kết luận thanh tra, đảm bảo các đề xuất, kiến nghị, quyết định xử lý phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Cụ thể, kết quả công tác thanh tra trong thời quan qua:
- Thanh tra theo kế hoạch:
+ Thanh tra toàn diện: 01 cuộc.
+ Thanh tra nghiệp vụ: 02 cuộc.
+ Thanh tra chuyên đề: 07 cuộc.
+ Thanh tra hành hành: 08 cuộc.
- Thanh tra đột xuất: 02 cuộc.
- Thanh tra thường xuyên: 105 cuộc.
- Giải quyết tố cáo: 02 đơn.
Qua công tác thanh tra, Thanh tra VKSND tỉnh còn tham mưu Lãnh đạo Viện trong việc ban hành thông báo rút kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và trong việc thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ, chấn chỉnh lề lối tác phong làm việc, kỷ luật nội vụ đối với công chức, người lao động trong hai cấp kiểm sát Sóc Trăng.
Ghi nhận những thành tích đạt được Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng tặng Giấy khen 6 tháng cuối năm 2017 cho tập thể Thanh tra hoàn thành tốt nhiệm vụ, 01 cá nhân đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở”, 01 cá nhân được Viện trưởng VKSND tối cao tặng bằng khen, 01 cá nhân được Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng tặng Giấy khen. Ngoài ra trong đợt thi đua ngắn hạn năm 2017 có 01 cá nhân được Viện trưởng VKSND tối cao tặng Bằng khen trong đợt thi đua ngắn hạn thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”, 01 cá nhận được Viện trưởng VKSND tỉnh Sóc Trăng tặng Giấy khen trong phong trào thi đua lập thành tích “Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Một số hình ảnh hoạt động thanh tra:
Đồng chí Đinh Gia Hưng – Viện trưởng và đồng chí Trầm Thiện Minh – Trưởng phòng tổ chức cán bộ trao quyết định điều động công chức thành lập Thanh tra VKSND tỉnh Sóc Trăng
Thanh tra hành chính đối vối VKSND huyện Mỹ Tú
Thanh tra hành chính đối vối VKSND huyện Thạnh Trị
Vũ Phương Liên
Chánh Thanh tra VKSND tỉnh Sóc Trăng
Tin liên quan
TIN MỚI NHẤT
KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ VÀ HDNV
- Kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa (28-10-2021)
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (20-10-2021)
- V/v hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm sở hữu (06-10-2021)
- Hướng dẫn yêu cầu điều tra về tình tiết khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51, điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS (24-09-2021)
- Giải đáp khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết vụ án hình sự trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (24-09-2021)
THÔNG BÁO
- Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của VKSND tỉnh Sóc Trăng (28-08-2024)
- Thông báo kết quả thi tuyển công chức nghiệp vụ Kiểm sát đợt 2 năm 2023 và hướng dẫn thủ tục phúc khảo (14-06-2024)
- Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức NVKS (đợt 2 năm 2023) (13-05-2024)
- Thông báo điểm thi vòng 1 kỳ thi tuyển công chức đợt 2 năm 203 của VKSND tỉnh Sóc Trăng (26-04-2024)
- Thông báo đổi lịch thi vòng 1 (25-03-2024)