Hoạt Động
THỐNG KÊ & CNTT
SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TỘI PHẠM
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của tất cả các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội và của mọi công dân trong xã hội áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hướng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng như loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực, đồng thời từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Ở đây đề cập đến biện pháp, đó là ngăn chặn tội phạm.
1. Các biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm xảy ra
Mục đích là không để cho tội phạm xảy ra bằng những biện pháp thích ứng. Trong đó, thiết lập các biện pháp ngăn chặn tội phạm, không cho hành vi phạm tội được thực hiện. Các biện pháp này được thực hiện từ nhiều yếu tố:
- Yếu tố người bị hại, nạn nhân: Ngăn chặn tình huống, hoàn cảnh thuận lợi để tội phạm có điều kiện để thực hiện hành vi. Có nghĩa là không tạo ra mục tiêu để đối tượng tác động. Vai trò của bị hại và nạn nhân có hai dạng (có lỗi và không có lỗi). Ở đây, chỉ xem xét nạn nhân có lỗi, vì nạn nhân không tự phòng ngừa, thực hiện hành vi xã hội không đúng chuẩn mực, làm thúc đẩy, làm phát sinh tội phạm. Cho nên, bị hại, nạn nhân cần nâng cao việc quản lý tài sản của mình.
- Đối với cá nhân, tổ chức hoạt động du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, các tổ chức, cơ sở kinh doanh nữ trang: hướng dẫn cách đề phòng như sử dụng kính cường lực đối với các tủ trưng bày vàng, trang sức; lắp camera an ninh; lắp chuông báo động, khóa chống trộm; bố trí lực lượng bảo vệ.
- Đối với các trường học: chú ý phương thức, thủ đoạn của tội phạm cướp giật, trộm cắp, nhất là trộm xe trong trường học và trộm tài sản tại nhà thuê trọ. Hướng dẫn cách đề phòng, như: khóa xe cẩn thận, không nên mang những tài sản có giá trị lớn đến trường để trong cốp xe, nâng cao cảnh giác để tự bảo quản tài sản, phát hiện người lạ ra vào trường có những hành vi nghi vấn.
- Yếu tố người phạm tội: Dù muốn hay không thì các chủ thể quản lý xã hội phải thừa nhận rằng, tại địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của mình, ở đâu đó có những đối tượng có tiền án, tiền sự, có các đối tượng dính vào tệ nạn xã hội, những cá nhân cá biệt,...Các đối tượng này, cần phải có biện pháp quản lý giáo dục phù hợp. Các biện pháp có ý nghĩa trực tiếp giáo dục, định hướng, tạo thuận lợi cho họ tái hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện công ăn, việc làm, giúp họ giác ngộ bản thân. Vì thế, với vị trí tiềm tàng, nguy cơ phát sinh tội phạm cao như vậy. Để thực hiện có hiệu quả những biện pháp này thì:
+ Đối với cơ quan chức năng: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiên thông tin, bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đặc biệt, tuyên truyền trong quần chúng đề cao, cảnh giác với các thủ đoạn hành vi phạm tội, lừa đảo mới, hoặc tuyên truyền nâng cao bảo vệ tài sản của nhân dân, trong khu dân cư.
+ Đối với gia đình: Gia đình là một khía cạnh quan trọng trong tâm lý của thanh thiếu niên, môi trường gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý của thanh thiếu niên. Vì cha mẹ và các thành viên trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, hiểu rõ tâm tư, tư tưởng, tâm trạng. Mỗi gia đình, mỗi công dân cần có biện pháp quản lý tài sản phù hợp, đặc biệt ở vùng sâu, xa cần cảnh giác các chiêu lừa, tiếp thị, mua hàng trúng thưởng, tin vào những lời nói ngon ngọt kèm theo vay và mượn tiền, các giao dịch dân sự mà không biết,...Để không trở thành con mồi của các chủ thể xâm phạm sở hữu thì cha mẹ và gia đình không nên cho trẻ em nhiều tiền, tài sản có giá trị, không đi chơi về khuya hoặc đi về con đường vắng. Gia đình cần giáo dục con cái, thành viên sống lành mạnh, nghiêm túc, không buông thả, chơi game, ăn chơi đua đòi, vi phạm chuẩn mức đạo đức, xem thường pháp luật.
+ Đối với nhà trường: Các em thanh thiếu niên trong độ tuổi ngồi trên ghế nhà trường rất có thể trở thành chủ thể của các tội xâm phạm sở hữu. Giáo dục cho thanh thiếu niên về nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, ý thức nghề nghiệp, nhận biết đúng bổn phận của mình là góp phần tạo kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập là hết sức cần thiết. Vì vậy, nhà trường cần dạy các em tránh xa tật xấu đó, không đua đòi, liêu lổng, nên tập trung học hành cho tốt để trở thành nhân tài cho đất nước, đồng thời nếu nhận thấy bạn bè có những hành vi xấu như vậy thì kịp thời khuyên bảo, giúp đở bạn trong lúc khó khăn để bạn bè không đi vào con đường phạm tội. Và cần tuyên truyền sâu rộng trong tầng lớp học sinh, sinh viên, học viên các kỹ năng cảnh giác với các tội cướp giật, cướp, trộm,...Trong công tác bảo vệ tài sản ký gửi như xe mô tô, bảo vệ tài sản của nhà trường phải cẩn thận, cảnh giác việc lợi dụng giả danh học sinh, sinh viên để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
+ Đối với xã hội: Các cơ quan chuyên môn, Công an các cấp, bảo vệ dân phố, Cảnh sát giao thông cần tăng cường kiểm tra, giám sát các địa bàn, tụ điểm, các tuyến đường để ngăn ngừa, làm hạn chế hoàn cảnh để tội phạm có điều kiện phát sinh nhằm triệt tiêu giai đoạn kế hoạch hóa và hiện thực hóa hành vi. Ngoài ra về thẩm quyền chuyên môn, các cơ quan có chức năng kiểm soát, kiểm tra, chứng thực,...phải tăng cường trách nhiệm để kịp thời phát hiện, làm tê liệt các thủ thuật mà tội phạm gây ra.
2. Các biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm thực hiện đến cùng
Không cho tội phạm thực hiện đến cùng là kịp thời ngăn chặn, cản trở để cho tội phạm có điều kiện thực hiện được quyết tâm phạm tội đến cùng. Biện pháp này đòi hỏi phải kịp thời và vô cùng nhanh chóng. Vì đã nói là không cho thực hiện đến cùng, điều này khác với tình tiết định khung tăng nặng quy định tại Điều 48 khoản 1 điểm e của BLHS "cố tình thực hiện tội phạm đến cùng". Vì biện pháp này nếu tội phạm đang xảy ra, liên tục, người chứng kiến, chính quyền địa phương có những biện pháp không cho đối tượng tiếp tục hành vi của mình, làm giảm hậu quả, hạn chế thiệt hại mà khách thể chuẩn bị xâm hại hay đã xâm hại. Các tội xâm phạm sở hữu, thường lợi dung sở hở, lén lút, che giấu hành vi, gian dối nên không phải ai cũng phát hiện, cho nên việc phòng ngừa biện pháp này cũng rất khó khăn, thực tế chỉ có các cơ quan chức năng mới thực hiện được, như:
- Khi phát hiện, lực lượng này có thể khám xét, hoặc qua công tác nghiệp vụ đã phát hiện. Đối với cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ kê khai, đăng ký chuyển nhượng động sản, bất động sản, công chứng...mới phát hiện hành vi sai phạm, lừa dối, lừa đảo.
- Gia đình phải thường xuyên quan tâm, giám sát đối với mọi thành viên trong gia đình. Các thành viên quan tâm lẫn nhau, nếu nhận thấy thành viên khác có biểu hiện khác phải kịp thời tìm hiểu, dạy bảo nhận biết giá trị cuộc sống, tránh xa tệ nạn xã hội, tránh vi phạm pháp luật.
- Nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, quần chúng có vai trò mật thiết, là cơ sở tin cậy của Nhà nước, việc nắm rõ dân tình cũng phát huy được vị thế này. Trong công tác dân vận nên tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân tham gia tố giác tin báo tội phạm, vận động giao nộp công cụ, phương tiện chuẩn bị phạm tội hoặc vũ khí quân dụng, công cụ nguy hiểm.
3. Các biện pháp ngăn chặn không cho tội phạm diễn ra nhiều lần hoặc tái phạm
Không cho tái phạm là việc ngăn chặn không cho người đã bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật hình sự nói chung và bị xử lý về hành vi xâm phạm sở hữu nói riêng để cho những người này không tái phạm, tái phạm nguy hiểm, hay thực hiện lại hành vi phạm tội thêm một lần nào nữa. Phòng ngừa tội phạm cũng như phòng ngừa tái phạm tội là phòng ngừa những hành vi nguy hiểm cho xã hội của những chủ thể tâm lý, hành vi tái phạm cũng là hành vi do tâm lý tiêu cực-lệch chuẩn điều khiển, bởi vậy phòng ngừa tái phạm tội không thể không chú ý đến vấn đề tâm lý.
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa không cho tội phạm diễn ra nhiều lần hoặc tái phạm. Các biện pháp phòng ngừa phải mang lại hiệu quả, đồng bộ, thống nhất, quản lý việc tái hòa nhập cộng đồng của những người này hiệu quả. Rõ ràng nếu tội phạm xảy ra mà được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh, nghiêm, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đánh giá, phân tích, làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm để người phạm tội biết, hiểu được, nhận thức rõ hành vi của mình. Từ đó, bản thân người phạm tội nhận thức tốt, tin tưởng vào sự nghiêm minh của công lý và không tái phạm nữa. Từ đó thúc đẩy tính tích cực của cộng đồng trong công tác phòng ngừa tội phạm. Phòng ngừa tình hình tội phạm, cần thiết phải có sức mạnh của Nhà nước. Vì vậy, nâng cao vai trò của Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải xác định đúng nguyên tắc phòng ngừa tội phạm, phải luôn thay đổi phương pháp, cách thức, tổ chức, phải đề ra những chiến lược phòng ngừa tội phạm có hiệu quả và tham mưu đề xuất xây dựng, ban hành văn bản pháp luật có tỉnh phổ biến, toàn diện, khả thi cao. Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực, nhưng trong năm qua công tác này vẫn bị bỏ quên ở các địa phương. Chính quyền cấp xã cần tập trung thực hiện tốt công tác này.
Bên cạnh đó, công tác giáo dục của các tổ chức xã hội trong giáo dục, cải tạo phạm nhân. Phạm nhân là người hiểu biết, nhận thức kém, không tôn trọng pháp luật hoặc phạm nhân bị cách ly xã hội không biết sự thay đổi, sự vận động xã hội như thế nào nên hoạt động giáo dục trong trại giam còn phải khắc phục những hạn chế và hụt hẩng so với xã hội bị cách li. Do đó, hình thức giáo dục phạm nhân-người phạm tội cũng phải được quan tâm, tổ chức dạy văn hóa cho phạm nhân, tổ chức cho phạm nhân đọc sách, tổ chức cho phạm nhân xem ti vi, nghe đài phát thanh, nhân các sự kiện lớn, văn hóa của đất nước phải tổ chức pano, áp phích, tranh ảnh trong trại giam để phạm nhân có thể xem, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục biết giá trị lao động như thế nào, tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm để trao đổi thông tin, học hỏi,...đặc biệt các chế độ đối với phạm nhân phải đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng và chế độ khen thưởng hợp lý. Có chế độ giảm thuế để khuyến khích các cơ sở, các doanh nghiệp tiếp nhận người chấp hành án xong vào làm nhân công, làm thuê.
Vì vậy, phòng ngừa không cho tội phạm diễn ra nhiều lần hoặc tái phạm phải ngăn chặn từ khi hình thành động cơ là chính, không để những đối tượng gặp những tác động tiêu cực để bị kích động, bị rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực.
4. Ý nghĩa của việc phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm đem lại ý nghĩa nhân đạo và tiến bộ xã hội của Nhà nước và xã hội có sự chia sẻ trách nhiệm với người phạm tội. Phòng ngừa tội phạm trong xã hội cần có sự kết hợp giữa những biện pháp phòng ngừa chung với biện pháp phòng ngừa riêng và phòng ngừa cá biệt các tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, đặt trong tình hình tội phạm nói chung không đấu tranh riêng rẽ. Qua đó, tác giả nhận thấy có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế, an ninh chính trị và trong quản lý xã hội, tạo nội lực vững chắc và chủ đạo trong việc nâng tầm của một quốc gia, vị thế của tỉnh về các mặt:
- Về mặt kinh tế: phòng ngừa tội phạm sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế mà tình hình tội phạm gây ra trong xã hội kể cả những thiệt hại gián tiếp mà Nhà nước và xã hội phải chi phí để khắc phục hậu quả do tội phạm để lại.
- Về mặt quản lý xã hội: thông qua hoạt động phòng ngừa tội phạm, Nhà nước có thể kiểm soát được mảng tối của đời sống xã hội là tình hình tội phạm, qua đó nâng cao tính hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước. Đồng thời tăng cường hiệu quả trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
- Về an ninh-chính trị, trật tự xã hội: thông qua công tác phòng ngừa, đảm bảo ổn định chính trị, tình hình an ninh trật tự địa phương, triệt tiêu các tệ nạn xã hội. Đồng thời qua việc phòng ngừa, các cơ quan quản lý xã hội đánh giá được hiệu quả của các chính sách, chủ trương và đánh giá được biện pháp phòng ngừa và bố trí lại nhân sự trong quản lý xã hội và có phương hướng giao nhiệm vụ và thành lập các thiết chế quản lý xã hội chuyên môn.
KSV Nguyễn Kiến Thức
Tin liên quan
TIN MỚI NHẤT
KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ VÀ HDNV
- Kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa (28-10-2021)
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (20-10-2021)
- V/v hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm sở hữu (06-10-2021)
- Hướng dẫn yêu cầu điều tra về tình tiết khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51, điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS (24-09-2021)
- Giải đáp khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết vụ án hình sự trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (24-09-2021)
THÔNG BÁO
- Thông báo tuyển dụng công chức năm 2024 (04-10-2024)
- Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của VKSND tỉnh Sóc Trăng (28-08-2024)
- Thông báo kết quả thi tuyển công chức nghiệp vụ Kiểm sát đợt 2 năm 2023 và hướng dẫn thủ tục phúc khảo (14-06-2024)
- Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức NVKS (đợt 2 năm 2023) (13-05-2024)
- Thông báo điểm thi vòng 1 kỳ thi tuyển công chức đợt 2 năm 203 của VKSND tỉnh Sóc Trăng (26-04-2024)