Hoạt Động
THỐNG KÊ & CNTT
SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN
NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH PHẢN BÁC
NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, SAI TRÁI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
ĐỂ BẢO VỆ TỐT NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
3. Đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái trên không gian mạng, nhiệm vụ và giải pháp đối với người cán bộ đảng viên để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động trên không gian mạng, phát huy ưu thế của mạng xã hội trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần ngăn chặn các nội dung xấu độc, quan điểm sai trái trên mạng xã hội là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Do đó trước hết cần xác định cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước những tác động tiêu cực của cuộc chiến thông tin không gian mạng là lâu dài, bền bỉ và chắc chắn sẽ rất khó để có thể ngăn chặn một cách hoàn toàn các tin giả, thông tin xuyên tạc, mà cần xác định mục tiêu quan trọng là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, quản lý tốt mạng xã hội và việc định hướng tư tưởng trước các thông tin xấu, xuyên tạc, qua đó tự tạo sức đề kháng, giúp hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân bản lĩnh hơn, kiên cường hơn khi tham gia tương tác trên không gian mạng để chống thông tin độc hại, âm mưu thâm độc chống phá Đảng và Nhà nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, trong thời gian tới tập trung làm tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018, của Bộ Chính trị khóa XII, tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thường xuyên cập nhật và nắm vững quan điểm thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước mà trước hết và quan trọng nhất là hiểu rõ các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo và định hướng thông tin của cấp trên. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam.
- Hai là, phát huy tính chủ động trong công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Để ngăn chặn những tin đồn thất thiệt, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước phải nắm bắt thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng, “đi trước đón đầu” để có phát ngôn chính thống, phải xác minh kịp thời, truy nguyên nguồn gốc, diễn biến hình thành tin đồn, sớm đưa ra kết luận để công bố trước công luận, nhằm chủ động ngăn chặn sự lan rộng của nó, hạn chế tác động tiêu cực. Bên cạnh đó phải thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên địa bàn, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để kịp thời tham mưu cấp ủy phương án đấu tranh, xử lý, ngăn chặn các tình huống có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ, không để tạo “khoảng trống thông tin” cho các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, từ đó đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị.
Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch, phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới, phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam để có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời. Tiến hành điều tra dư luận xã hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đồng thời, các cấp ủy, tổ chức đảng chủ động kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của đảng viên để có biện pháp giải quyết kịp thời, uốn nắn những lệch lạc, sai trái, thiếu gương mẫu của đảng viên.
- Ba là, chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để ý thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, nêu cao tinh thần trách nhiệm và nâng cao cảnh giác, bảo đảm “giữ vững bên trong là chính”. Chủ động, kịp thời trong định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, góp phần tạo ra sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội để phản bác lại các luận điểm sai trái, thù địch. Thường xuyên quán triệt vị trí, ý nghĩa nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng. Trong đó chú trọng tạo được sức đề kháng cho mỗi cán bộ, đảng viên thông qua việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tinh thần cảnh giác, ý chí, quyết tâm cho cán bộ, đảng viên, củng cố vững chắc niềm tin và nâng cao khả năng đấu tranh chống lại các quan điểm, tư tưởng thù địch trên không gian mạng.
Đồng thời cũng phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa, môi trường Internet trong cơ quan, đơn vị một cách trong sạch, lành mạnh. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng Internet, truy cập các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… cần thể hiện quan điểm, thái độ đúng đắn, có những bình luận, chia sẻ, phân tích, tuyên truyền những thông tin chính thống, phản bác những thông tin, sai lệch, xuyên tạc. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên trong quá trình tham gia vào mạng Internet, khi phát hiện các trang web, blog mang tính chất phản động, cần kêu gọi mọi người tẩy chay, cảnh giác, tuyệt đối không truy cập, không chia sẽ, không bình luận, không tải về máy tính, smartphone, đồng thời báo cáo chỉ huy đơn vị, các cơ quan chức năng có biện pháp tháo gỡ, vô hiệu hóa các trang mạng này.
- Bốn là, quan tâm kiện toàn, nâng cao chất lượng các lực lượng, hoạt động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Trong đó cần thu hút sự tham gia của toàn bộ quần chúng nhân dân nói chung và nhất là tầng lớp thanh niên nói riêng. Bởi vì cuộc đấu tranh này chỉ có thể giành thắng lợi triệt để nếu thu hút được sự tham gia của toàn dân, dưới sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ của Đảng. Tất cả nhân dân đều có thể tham gia vào việc phát hiện, nhận diện nội dung, tính chất, bản chất thông tin, xác định nguồn thông tin và tham gia viết bài phê phán, viết các bình luận phản bác thông tin sai lệch, xuyên tạc khi tham gia mạng xã hội sẽ tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đối với thanh niên thì đây là lực lượng có lợi thế là nhạy bén, có khả năng tiếp nhận thông tin nhanh chóng, nắm vững công nghệ, cập nhật kịp thời các xu hướng phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số hóa, mạng xã hội và các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0. Do đó cần tập trung phát triển lực lượng thanh niên trở thành một lực lượng hùng hậu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng. Trong đó vai trò của Tổ chức Đoàn thanh niên các cấp cần nâng cao vai trò định hướng và kết nối rộng rãi, chặt chẽ các thành viên trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Năm là, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm cho việc xử lý chính xác, kịp thời thông tin sai lệch, xuyên tạc. Nhất là hoàn thiện quy trình xử lý thông tin sai lệch và xây dựng một bộ nguyên tắc xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc với mục đích trực tiếp là loại bỏ những thông tin đó ra khỏi đời sống tinh thần xã hội, không để chúng ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc có liên quan đến quyền lợi, sinh mệnh chính trị của từng tổ chức, cá nhân nên cần xây dựng một hệ thống quy định pháp lý để đủ sức răn đe và không để bỏ lọt tội phạm nhưng đồng thời không để xảy ra tình trạng oan sai, tùy tiện sẽ dẫn đến phản tác dụng. Do đó các cơ quan chuyên trách cần tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xử lý thông tin sai lệch thành một tài liệu có hệ thống để khi thực thi không mất nhiều thời gian tra cứu, viện dẫn quá nhiều văn bản.
- Sáu là, cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, các quy chế, quy định của người sử dụng mạng ở nước ta hiện nay. Chú trọng tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu rộng về Luật An ninh mạng, để người dân có ý thức đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi sử dụng không gian mạng tuyên truyền chống phá Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng tuyên truyền để mọi người nắm được những chế tài xử phạt nghiêm minh, nhất là chế tài hình sự với những hành vi cố tình đưa thông tin bịa đặt, sai sự thật lên mạng xã hội, hành vi xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phá hoại quan hệ quốc tế của đất nước. Xử lý nghiêm minh các trường hợp đối tượng xấu lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội để tuyên truyền chống phá, từ đó làm tấm gương cảnh tỉnh và răn đe phòng ngừa chung.
- Bảy là, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục. Theo đó việc tổ chức tuyên truyền cần được thực hiện bằng nhiều nội dung, hình thức, tập trung tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng của các loại đối tượng làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận, hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm trước bản thân, trước pháp luật. Cần xây dựng các trang mạng xã hội “chính thống” do Đảng, Nhà nước quản lý nhằm cung cấp cho người dân những thông tin thời sự chính xác nhất về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Việc lập trang mạng xã hội vừa đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, vừa định hướng dư luận, đồng thời giúp Nhà nước tăng cường quản lý xã hội bằng chính công cụ hữu hiệu này, từ đó trở thành phương thức truyền thông hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, cung cấp tri thức và củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, góp phần định hướng hành vi của cá nhân, giám sát và quản lý xã hội, kết nối ý Đảng với lòng dân. Củng cố, hoàn thiện hệ thống trang, nhóm facebook và mạng lưới lực lượng cộng tác viên từ tỉnh đến cơ sở, bảo đảm đủ về đầu mối, số lượng, đáp ứng tốt các nhiệm vụ đấu tranh phản bác khi cần thiết.
- Tám là, tập trung triển khai đầu tư cho công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế, bảo vệ tốt nền tảng tư tưởng của Đảng. Theo đó cần đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng các nền tảng hạ tầng, hệ thống mạng của Việt Nam và nước ngoài, tạo nền móng vững chắc trong việc triển khai, áp dụng các công nghệ hiện đại trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tập trung phát triển công nghệ, ứng dụng, nhất là công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong việc hỗ trợ công tác quản lý, kiểm soát các thông tin xấu độc, kịp thời ngăn chặn, khóa, gỡ bỏ các thông tin này, hạn chế tối đa sự tiếp cận của người sử dụng mạng đối với thông tin xấu độc, phản động của các thế lực thù địch, cần hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội các biện pháp bảo mật an toàn thông tin cá nhân, phổ biến đến người sử dụng mạng các mánh khóe mà các thế lực thù địch thường lợi dụng trên các trang mạng xã hội, các bài viết, hình ảnh có tính chất nhạy cảm, kích thích sự tò mò của người đọc, dẫn dắt người đọc tìm kiếm để qua đó cài đặt các phần mềm độc hại nhằm thu thập, đánh cắp thông tin của người đọc và phát tán các quan điểm phản động. Thực hiện tốt việc phân tích xu hướng, thời gian, thói quen sử dụng mạng xã hội, các nội dung tìm kiếm của công chúng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay để từ đó có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời./.
Cao Thúy Ngọc - VKSND tỉnh Sóc Trăng
Tin liên quan
TIN MỚI NHẤT
KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ VÀ HDNV
- Kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa (28-10-2021)
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (20-10-2021)
- V/v hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm sở hữu (06-10-2021)
- Hướng dẫn yêu cầu điều tra về tình tiết khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51, điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS (24-09-2021)
- Giải đáp khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết vụ án hình sự trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (24-09-2021)
THÔNG BÁO
- Thông báo tuyển dụng công chức năm 2024 (04-10-2024)
- Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách năm 2023 của VKSND tỉnh Sóc Trăng (28-08-2024)
- Thông báo kết quả thi tuyển công chức nghiệp vụ Kiểm sát đợt 2 năm 2023 và hướng dẫn thủ tục phúc khảo (14-06-2024)
- Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức NVKS (đợt 2 năm 2023) (13-05-2024)
- Thông báo điểm thi vòng 1 kỳ thi tuyển công chức đợt 2 năm 203 của VKSND tỉnh Sóc Trăng (26-04-2024)