Để có trải nghiệm tốt hơn trên trên trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Sóc Trăng, bật JavaScript trong trình duyệt của bạn
Bật javasrcipt trình duyệt Chrome Bật javasrcipt trình duyệt IE
chi tiết tin

Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị về tăng cường công tác thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin

Bước phát triển                                   

              về số lượng và chất lượng

 

Với quyết tâm chính trị của đơn vị, phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin đã từng bước được bổ sung đầy đủ nguồn nhân lực trí thức trẻ, đã qua đào tạo chính quy để có điều kiện cống hiến, sáng tạo, phát triển. Qua đó, đội ngũ trí thức trẻ của phòng đã tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của phòng, thực tốt công tác nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiêm vụ chính trị của Ngành.

 

I. KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THỐNG KÊ TỘI PHẠM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Thực hiện Luật tổ chức Viện kiểm sát năm 2002 và Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-V9 ngày 30/6/2009 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao V/v thành lập phòng Thống kê tội phạm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng, với 04 đồng chí gồm: đồng chí Trần Thanh Vũ, Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thị Thu Giang và Trần Việt Tuấn. Viện trưởng phân công đồng chí Trần Thanh Vũ làm Trưởng phòng, đồng chí Nguyễn Việt Hùng làm Phó trưởng phòng. Đội ngũ cán bộ phần lớn được chuyển từ Văn phòng và Viện kiểm sát cấp huyện lên, chưa qua đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ thống kê và công nghệ thông tin. Trong đó, có 01 đồng chí có trình độ Trung cấp công nghệ thông tin, số còn lại chỉ có trình độ Chứng chỉ A tin học.

Sau khi thực hiện công tác tổ chức cán bộ, tháng 5/2010 điều động đồng chí Nguyễn Việt Hùng đi nhận nhiệm vụ tại phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, an ninh và ma túy. Sau đó tháng 10/2010, tuyển dụng đồng chí Trần Minh Khang là cử nhân sư phạm Toán tin làm nhiệm vụ hợp đồng tại phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin; đồng thời, đến tháng 01/2011, điều động đồng chí Trần Việt Tuấn đi nhận nhiệm vụ tại Văn phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Sau đó tiếp tục tuyển dụng đồng chí Mã Tú Khanh là kỹ sư tin học làm nhân viên họp đồng tại phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, đến tháng 12/2013 tiếp tục tuyển dụng đồng chí Tăng Bình Tánh là kỹ sư tin học làm nhân viên họp đồng tại phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin. Đến tháng 01/2015, điều động đồng chí Trần Hữu Phương đi nhận nhiệm vụ tại phòng Tổ chức cán bộ; đồng thời tiếp tục điều động đồng chí Trầm Minh Khang đi nhận nhiệm vụ tại phòng Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, an ninh và ma túy. Hiện tại phòng còn 04 đồng chí (trong đó, có 02 đồng có trình độ kỹ sư tin học), đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định của Ngành.

Tập thể công chức Phòng thống kê tội phạm và CNTT năm 2018

Theo quy chế về tổ chức, hoạt động của phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, ban hành, quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ báo cáo thống kê của hai cấp kiểm sát tỉnh Sóc Trăng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan tư pháp tổ chức thực hiện thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành.

2. Tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về nghiệp vụ thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành, thống kê kết quả hoạt động thực hiện chức năng của ngành Kiểm sát; sơ kết, tổng kết công tác thống kê của hai cấp kiểm sát tỉnh Sóc Trăng.

3. Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích số liệu thống kê, thông tin thống kê trong phạm vị hai cấp kiểm sát tỉnh Sóc Trăng.

4. Quản lý, lưu trữ và cung cấp thông tin thống kê ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng theo đúng chế độ bảo mật hiện hành của Nhà nước và quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

5. Xây dựng, phát triển và quản lý mọi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác thống kê, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của hai cấp kiểm sát kiểm sát tỉnh Sóc Trăng.

Tổ chức thu thập, xử lý, truyền gửi, tích hợp và quản lý dữ liệu thống kê công tác kiểm sát và các loại dữ liệu khác của hai cấp kiểm sát tỉnh Sóc Trăng; quản lý, khai thác, tích hợp dữ liệu và mạng nội bộ thuộc cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; hướng dẫn và quản lý về kỹ thuật công nghệ thông tin trong hai cấp kiểm sát tỉnh Sóc Trăng.

6. Phối hợp với Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng thực hiện việc báo cáo về những chỉ tiêu của ngành kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng thuộc hệ thống chỉ tiêu quốc gia theo quy định của Nhà nước.

7. Thực hiện những công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng.

II. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THỐNG KÊ TỘI PHẠM VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Tiếp tục quán triệt, thực hiện nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 05/11/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tăng cường công tác thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân; Kế hoạch số 32/KH-VKS-TK ngày 18/4/2018 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh sóc Trăng về nâng cao chất lượng công tác thống kê và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2018 - 2022, tổ chức, hoạt động của phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin giai đoạn mới như sau:

1. Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về chất lượng công tác thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị, địa phương mình. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, so sánh, đối chiếu số liệu giữa báo cáo thống kê và các báo cáo có liên quan để kịp thời chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đảm bảo số liệu thống kê thống nhất. Sử dụng số liệu thống kê để xây dựng các loại báo cáo và đánh giá kết quả công tác, bình xét thi đua đối với các đơn vị. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của đơn vị như: Tổ chức các hội nghị giao ban trực tuyến, quản lý án, trao đổi và khai thác thông tin… Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị công nghệ thông tin hiện có;

2. Tuyển dụng đủ, đảm bảo chất lượng đối với các cán bộ làm công tác thống kê và công nghệ thông tin. Bố trí, sắp xếp cán bộ làm công tác thống kê và công nghệ thông tin một cách hợp lý, đảm bảo Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin có ít nhất 4 biên chế làm công tác thống kê và công nghệ thông tin. Những Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có nhiều án thì bố trí 01 cán bộ chuyên trách làm công tác thống kê. Sử dụng cán bộ thống kê và công nghệ thông tin một cách ổn định, chỉ điều chuyển cán bộ làm công tác thống kê và công nghệ thông tin sang làm công tác khác khi thật cần thiết và đã đào tạo, hướng dẫn được cán bộ khác thay thế. Trước khi quyết định điều chuyển cần tham khảo ý kiến của Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (đối với phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin), tham khảo ý kiến của Phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (đối với Viện kiểm sát cấp huyện);

3. Chủ động, tranh thủ nguồn vốn của địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng. Trước khi triển khai xây dựng các phần mềm ứng dụng cần trao đổi trước với Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin để tránh đầu tư chồng chéo, gây lãng phí. Khi xây dựng trụ sở mới phải thiết kế, xây dựng hệ thống mạng máy tính đầy đủ, phù hợp;

4. Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tin học cơ bản cho cán bộ, công chức và đào tạo tin học nâng cao cho cán bộ công nghệ thông tin. Phấn đấu đào tạo đạt 95% cán bộ công chức trong hai cấp Kiểm sát tỉnh Sóc Trăng sử dụng thành thạo vi tính văn phòng và các phân mềm ứng dụng có liên quan đến nhiệm vụ được giao;

5. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, rút kinh nghiệm về công tác thống kê và công nghệ thông tin đối với Viện kiểm sát cấp huyện và các đơn vị phòng có liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, đảm bảo số liệu thống kê chính xác, đầy đủ, kịp thời và sử dụng hệ thống công nghệ thông tin có hiệu quả, đúng quy định;

6. Nghiên cứu để triển khai mô hình thống kê tập trung và phần mềm “Sổ thụ lý điện tử án hình sự” ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;

7. Tham mưu cho Lãnh đạo Viện tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao ban trực tuyến để tiết kiệm và phát huy tối đa hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin;

8. Tham mưu triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản điện tử và điều hành công việc (VNPT iOffice) trong hai cấp Kiểm sát tỉnh Sóc Trăng. Đây là một trong những phần mềm được ứng dụng rộng rãi ở các đơn vị và các cấp, các ngành. Phần mềm này giúp các đơn vị quản lý các thông tin liên quan đến công văn đi, công văn đến và công văn nội bộ. Cung cấp công cụ thuận tiện trong việc tìm kiếm văn bản, trao đổi thông tin, tiết kiệm kinh phí do in ấn văn bản; trao đổi văn bản nhanh chóng và dễ dàng theo dõi được toàn bộ quá trình xử lý văn bản: nơi xử lý, nội dung xử lý, thời gian xử lý,…

9. Tham mưu triển khai phần mềm quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hai cấp Kiểm sát tỉnh Sóc Trăng. Phần mềm này theo dõi đầy đủ quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các vụ việc. Kiểm tra những đơn trùng, đơn thuộc thẩm quyền, phân loại đơn, quản lý các nguồn đơn, theo dõi quá trình giải quyết đơn. Tìm kiếm đơn và đưa ra các báo cáo chi tiết, tổng hợp về đơn. Khi số lượng đơn khiếu nại, tố cáo ngày càng nhiều thì đây là công cụ không thể thiếu để quản lý đơn khiếu nại, tố cáo,…

Đồng thời, trên cơ sở các quy định về cải cách tư pháp và đặc điểm tổ chức hoạt động của phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin giai đoạn mới, phòng đề ra mục tiêu định hướng chung là: Xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng cho 100% cán bộ là kiểm sát viên, kiểm tra viên, chuyên viên trong hai cấp Kiểm sát tỉnh Sóc Trăng thực hiện mọi ứng dụng công nghệ thông tin an toàn, hiệu quả. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp theo nguyên tắc: hạ tầng tập trung, thông tin thống nhất, hành chính liên thông, chuyên ngành hợp tác; cân đối giữa nhu cầu và khả năng thực hiện, phù hợp với các điều kiện về tổ chức, kỹ thuật và nguồn lực của đơn vị; có lộ trình phù hợp, trong đó ưu tiên triển khai trước những nhiệm vụ khả thi, có hiệu quả cao, ứng dụng ở mọi đơn vị. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Thực hiện nghiêm nguyên tắc lãnh đạo tập trung, thống nhất trong ngành và thực hiện tốt quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát, xây dựng kế hoạch công tác cụ thể, sát với thực tế hoạt động của đơn vị./.

 

Trần Thanh Vũ


Tin liên quan

» Phòng thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự - Lịch sử hình thành và phát triển
» Văn phòng tổng hợp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng - 26 năm hình thành và phát triển
» Phòng kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng - 26 năm hình thành và phát triển
» Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành - 10 năm hình thành và phát triển
» Thanh Tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng - Lịch sử hình thành và phát triển