THỐNG KÊ & CNTT
SỔ TAY KIỂM SÁT VIÊN
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CÁO TRẠNG
Cáo trạng là một văn bản pháp lý quan trọng chỉ Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được ban hành thực hiện việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Qua công tác theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ thông qua việc nghiên cứu cáo trạng nhận thấy, thời gian qua Viện kiểm sát cấp huyện cơ bản xây dựng bản cáo trạng đạt yêu cầu, một số đơn vị cấp huyện xây dựng cáo trạng rất tốt, bảo đảm về hình thức theo mẫu số 144 ban hành kèm theo Quyết định số 15 ngày 09/01/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao và thể thức trình bày văn bản theo Thông tư số 01 ngày 19/11/2011 của Bộ Nội vụ cũng như Quyết định 393 ngày 01/7/2016 của Viện trưởng VKSND tối cao (hiện nay Nghị định số 30 ngày 05/3/2020 của Chính phủ) nội dung ghi đầy đủ diễn biến hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vật chứng, trách nhiệm dân sự và các vấn đề khác có liên quan…,
Tuy nhiên vẫn còn một vài đơn vị xây dựng vẫn còn sơ sài, chưa bám sát vào mẫu hướng dẫn, chưa thống nhất cách xây dựng mặc dù đã được thông báo rút kinh nghiệm (Thông báo số 174 ngày 18/7/2018 của Phòng 2 VKSND tỉnh Sóc Trăng), một số hạn chế, thiếu sót, cụ thể như sau:
- Phần căn cứ: có đơn vị ghi số…/QĐ, có đơn vị ghi số…/QĐCQĐT hoặc số…/CQĐT…, có đơn vị ghi căn cứ các quyết định tạm đình chỉ, quyết định phục hồi điều tra…việc ghi các ký hiệu không có ý nghĩa vì thực tế Cơ quan điều tra ghi không thống nhất, thậm chí có đơn vị không ghi.
- Phần nội dung: nhiều đơn vị xây dựng mục này còn lủng củng hoặc ghi nội dung quá dài, chưa sắp xếp đúng trình tự, nhận định thiếu, thừa hoặc trùng lắp các tình tiết của vụ án,…
- Phần kết luận: tương tự trong phần kết luận, một số đơn vị còn sai sót, theo hướng dẫn là tổng hợp ngắn gọn về thời gian, địa điểm, tính chất, mức độ hành vi phạm tội, nhưng nhiều đơn vị ghi lại nội dung dài mà không toát lên nội dung vụ án, có đơn vị khẳng định bị cáo phạm tội gì, quy định tại điều nào và sau phần lý lịch lại khẳng định thêm một lần nữa, đặc biệt là phần lý lịch của bị can có nhiều cách ghi chưa thống nhất.
- Phần quyết định: trong phần này do ít nội dung nên ít có sai sót, tuy nhiên vẫn có như: truy tố bị can “có lý lịch nêu trên”, không có vật chứng nhưng lại có kèm bảng kê hoặc ngược lại.
- Ngoài ra, một số đơn vị chưa quan tâm về hình thức nên cách chỉnh trang, canh lề chưa bảo đảm.
Để việc xây dựng cáo trạng đạt chất lượng cao, qua thực tiễn công tác và nghiên cứu, tiếp thu cáo trạng của một số đơn vị, theo cá nhân trước nhất cần bám sát vào mẫu 144 ban hành kèm theo Quyết định số 15 ngày 09/01/2018 của Viện trưởng VKSND tối cao và đảm về hình thức, nội dung theo link sau:
Ví dụ như sau:
Trên đây là một số kinh nghiệm về xây dựng bản cáo trạng, xin trao đổi cùng các đồng chí KSV làm công tác hình sự áp dụng vào thực tiễn công tác, còn vấn đề nào chưa thống nhất hoặc kinh nghiệm khác thì có thể phản ánh, trao đổi để cùng nhau làm tốt hơn trong thời gian tới.
Lâm Hol – Kiểm sát viên trung cấp phòng 2
Tin liên quan
TIN MỚI NHẤT
KIẾN NGHỊ, KHÁNG NGHỊ VÀ HDNV
- Kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa (28-10-2021)
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tội Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (20-10-2021)
- V/v hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về tội xâm phạm sở hữu (06-10-2021)
- Hướng dẫn yêu cầu điều tra về tình tiết khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 51, điểm k, khoản 1, Điều 52 BLHS (24-09-2021)
- Giải đáp khó khăn vướng mắc trong công tác giải quyết vụ án hình sự trong thời gian thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (24-09-2021)
THÔNG BÁO
- Thông báo tuyển dụng công chức năm 2023 (10-03-2023)
- Thông báo tuyển dụng công chức năm 2023 (10-03-2023)
- Thông báo tuyển hợp đồng nhân viên bảo vệ năm 2022 (07-11-2022)
- Thông báo về việc đồng ý tiếp nhận sáng kiến Cấp Ngành đợt 2 năm 2022 (05-08-2022)
- Thông báo tuyển hợp đồng nhân viên Bảo vệ (06-01-2022)